Trinh sát hình sự Công an Đồng Nai trèo đồi, băng rẫy bắt gọn ổ đá gà
Ngày 3.1, tại Nhà hát Nghệ thuật truyền thống tỉnh Bình Định (TP.Quy Nhơn, Bình Định), Ban điều hành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định đã trao tiền hỗ trợ cho các tài năng trẻ lần thứ nhất.Theo đó, ban tổ chức đã trao hỗ trợ cho 7 tài năng trẻ, gồm 1 diễn viên được hỗ trợ A (3 triệu đồng/người) và 6 diễn viên, tác giả được hỗ trợ B (2 triệu đồng/người).Trong đó, 5 nghệ sĩ hoạt động sân khấu chuyên nghiệp và 2 nghệ sĩ không chuyên; có 4 nghệ sĩ thuộc thể loại hát bội, 2 nghệ sĩ thuộc thể loại bài chòi và 1 tác giả kịch bản. Đây là các nghệ sĩ và tác giả trẻ, có hoàn cảnh khó khăn, đạt thành tích tốt trong các hoạt động sân khấu hát bội, bài chòi trong năm 2023 và 2024. Phát biểu tại buổi lễ, các nghệ sĩ trẻ không giấu được sự xúc động khi nhắc về nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn và những đóng góp của ông cho nghệ thuật hát bội và bài chòi.Nghệ sĩ Nguyễn Thị Diễm Thy (Đoàn hát bội Nhơn Hưng, TX.An Nhơn, Bình Định) cho rằng, để được xướng tên tại lễ trao hỗ trợ của Quỹ Vũ Ngọc Liễn là cả một quá trình phấn đấu, rèn luyện không ngừng nghỉ của các nghệ sĩ trẻ. Cùng với sự truyền dạy, khích lệ của các nghệ sĩ đi trước, sự hỗ trợ từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã động viên các nghệ sĩ trẻ vượt lên chính mình, vượt qua khó khăn để đạt thành tích tốt hơn trong hoạt động sân khấu.Tác giả kịch bản Lê Công Phượng (Nhà hát Nghệ thuật truyền thống Bình Định) cho rằng nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn đã trân quý dành cả cuộc đời mình tận hiến cho việc nghiên cứu, bảo tồn, phát triển hát bội và bài chòi. Thành quả ông đã để lại cho ngành sân khấu nhiều công trình nghiên cứu, sưu tầm quý như: Đào Tấn tuồng hát bội, Đào Tấn thơ và từ, Đào Tấn qua thư tịch, Góp nhặt dọc đường… Không chỉ để lại cho đời những tài liệu quý, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn còn để lại cho chúng ta cả một trái tim, một niềm khát vọng về sự trường tồn của nghệ thuật hát bội và bài chòi… Minh chứng cho điều này chính là việc ông đã đứng ra cùng với ông Vũ Hoàng Hà, nguyên Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bình Định; nhà thơ, nhà viết kịch Văn Trọng Hùng; nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Nguyễn An Pha… kêu gọi thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn với mục đích khuyến tài hát bội và bài chòi Bình Định. "Qua nhiều năm hoạt động, quỹ đã trao nhiều giải thưởng cho đội ngũ nghệ sĩ của loại hình nghệ thuật hát bội và bài chòi. Đây là nguồn động viên tinh thần quý giá cho các văn nghệ sĩ trẻ trong việc theo nghiệp tổ, giữ nghề", anh Lê Công Phượng nhấn mạnh.Năm 2012, nhân dịp được nhận Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn trích một phần từ giải thưởng này để thành lập Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Khuyến tài hát bội, bài chòi Bình Định, sau đổi tên thành Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn với sự tham gia đóng góp của nhiều người. Qua 10 năm hoạt động (2012 - 2022), Giải thưởng Vũ Ngọc Liễn chuyển đổi thành Quỹ Vũ Ngọc Liễn - Hỗ trợ tài năng trẻ hát bội, bài chòi Bình Định từ ngày 20.6.2023. Số tiền tồn quỹ đến trước khi trao hỗ trợ lần thứ nhất hơn 271 triệu đồng.Theo TS Võ Ngọc Vĩnh, đại diện gia đình nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn, giải thưởng trước đây và Quỹ Vũ Ngọc Liễn hiện nay đều có chung mục đích khuyến khích và hỗ trợ cho lớp nghệ sĩ trẻ của Bình Định về hát bội, bài chòi không phân biệt chuyên nghiệp hay nghiệp dư; nhằm kích thích sự phát triển tài năng, nuôi dưỡng sức sống nghệ thuật cho ngày mai, góp phần giữ gìn, vun đắp và phát huy nghệ thuật truyền thống ông cha để lại. Qua 7 lần giải thưởng và trao hỗ trợ lần thứ nhất từ Quỹ Vũ Ngọc Liễn đã có 73 lượt nghệ sĩ trẻ (gồm 34 nghệ sĩ) được trao giải và hỗ trợ. Trong đó, 5 nghệ sĩ đã vinh dự đạt danh hiệu nghệ sĩ ưu tú, gồm: Nguyễn Đức Thành, Thu Thẳm (hát bội), Dương Nữ Thùy Dung, Nguyễn Phương Phú, Hoài Tâm (bài chòi).Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn (1924 – 2013) sinh ở TP.Quy Nhơn, tham gia đoàn hát và nghiên cứu hát bội từ khi còn trẻ. Năm 1954, ông tập kết ra miền Bắc, sau đó tham gia học tập, nghiên cứu tại Hý khúc Học viện (Bắc Kinh, Trung Quốc). Khi về nước, ông công tác tại Phòng Nghệ thuật thuộc Cục Biểu diễn, sau đó phụ trách Phòng nghiên cứu Nhà hát tuồng Đào Tấn. Năm 1986, ông nghỉ hưu và tiếp tục nghiên cứu, sưu tầm, biên dịch các tư liệu Hán Nôm liên quan đến văn hóa hát bội Bình Định.Các tác phẩm tiêu biểu của nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Liễn: Thư mục tư liệu Đào Tấn, Kẻ sĩ đất Thang Mộc, Góp nhặt dọc đường (1, 2), Quỳnh Phủ Nguyễn Diêu – ông đồ nghệ sĩ… Đặc biệt, bộ ba sách về Đào Tấn: Đào Tấn – thơ và từ, Đào Tấn – tuồng hát bội, Đào Tấn – qua thư tịch được trao tặng giải A của giải Xuân Diệu – Đào Tấn (Bình Định) và Giải thưởng Nhà nước năm 2012.Triển lãm Biztech Việt Nam 2023 thúc đẩy chuyển đổi số
* Bài viết có tiết lộ nội dung phimCaptain America: Thế giới mới (Captain America: Brave New World) tiếp nối câu chuyện từ phim truyền hình The Falcon and the Winter Soldier (2021), kể về hành trình của nhân vật Sam Wilson (Anthony Mackie) sau khi kế thừa danh hiệu Captain America và phải chứng minh mình xứng đáng với vai trò này bằng cách ngăn chặn những âm mưu liên quan đến Thaddeus Ross - Tổng thống Mỹ trong bối cảnh giả tưởng của phim. Đặc biệt để tăng độ khó cho hành trình của Captain mới, phần phim này có đến hai phản diện là Samuel Sterns và Red Hulk.Khán giả lại được giới thiệu một hợp kim giả tưởng tên Adamantium, thứ làm nên móng vuốt của Wolverine. Về cơ bản, hợp kim này cũng đóng vai trò như Vibranium hay những viên đá vô cực, chỉ là công cụ để kích hoạt cốt truyện và cho các nhân vật một mục tiêu để theo đuổi, ngoài ra không có vai trò gì đặc biệt, nhưng đây cũng là một mô típ gây “ngán tận cổ” vì bị dùng quá nhiều, ví dụ Black Panther (2018) cũng bắt đầu với cảnh hợp kim Vibranium bị trộm và nhân vật chính phải đoạt lại.Gã phản diện “não to” Samuel Sterns với chiêu trò thôi miên gợi nhớ đến trò điều khiển tâm trí trong Captain America: Civil War (2016) nhưng hời hợt, dễ dãi hơn, ai cũng có thể bị thôi miên trong nháy mắt mà chẳng rõ lý do. Dù ban đầu tỏ ra nguy hiểm, nhân vật này càng về cuối càng mờ nhạt vì động cơ cồng kềnh, kém thuyết phục, đến lúc hạ màn lại tự nói ra hết kế hoạch của mình. Nhân vật Red Hulk lại khiến khán giả ngán ngẩm theo cách khác: vẫn là mô típ Hulk bị kích động, đập phá lung tung, sau đó được xoa dịu bằng một màn nói lý lẽ “thông não chi thuật” giúp Hulk nguôi ngoai và trở về làm người bình thường. Đội ngũ CGI (công nghệ mô phỏng hình ảnh bằng máy tính) lười biếng đến mức gần như bê nguyên xi tạo hình Hulk Bruce Banner sang, chỉ đổi màu da từ xanh lá thành màu đỏ, cách phô diễn sức mạnh cũng tương đồng.CGI cũng là một điểm trừ lớn của phim với nhiều cảnh nền “giả trân”, màu sắc chói mắt, không có chiều sâu, trông chẳng khác đồ họa game kinh phí thấp. Nhất là trong màn đối đầu ở cuối phim trên con đường phủ đầy hai hàng cây anh đào, sự giả tạo, khiên cưỡng của CGI càng lộ rõ, tiếp nối bằng màn “nói đạo lý” để thuyết phục phản diện quay đầu của Sam Wilson, khiến khán giả thay vì cảm động thì chỉ thấy… buồn cười. Dàn diễn viên tròn vai vì đa số đều có kinh nghiệm, như Anthony Mackie đã sắm vai Falcon từ lâu để chuẩn bị cho bước chuyển sang Captain America, còn Harrison Ford với sự nghiệp diễn xuất tính bằng chục năm thì không gặp trở ngại gì khi vào vai Tổng thống Mỹ Thaddeus Ross mưu mô, tính toán, tuy nhiên cách khắc họa nhân vật tổng thống cứng rắn bề ngoài nhưng mềm yếu bên trong mỗi lần nhắc đến gia đình thì rất… cũ và sến.Việc cố tình chọn tuyến truyện của Thaddeus Ross để khai thác có lẽ vì ông là chính trị gia, dễ kích hoạt những cảnh chiến đấu tầm cỡ với tên lửa, tàu chiến, chỉ khi đó mới có thể phô diễn hết thế mạnh bay lượn trên không của Captain Sam Wilson và Falcon mới. Điểm sáng hiếm hoi là cảnh chiến đấu của phim cũng tương đối rành mạch và dễ theo dõi. Thời gian gần đây, khán giả phổ thông đã ít hào hứng hơn với các phim siêu anh hùng. Không thể phủ nhận Marvel Studios đã rất thành công với vũ trụ điện ảnh giai đoạn 1 - 4, nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ tiếp tục đạt được thành công trong tương lai nếu tiếp tục giữ nguyên các công thức sáo mòn và an toàn.Nhược điểm của các phim siêu anh hùng thời nay là được thực hiện một cách cuốn chiếu, chất lượng trung bình, mỗi năm ra mắt 4 - 5 phim với hàng đống nhân vật và câu chuyện mới, như thế là quá nhiều. Trong khi đó, người ta trông chờ điều gì ở một bộ phim điện ảnh? Đó là sự trọn vẹn trong kịch bản, sự chín muồi của diễn xuất, sự hoàn chỉnh trong kỹ xảo, quay phim, âm thanh ánh sáng… Còn phim siêu anh hùng của Marvel ngày càng chú trọng số lượng hơn chất lượng, phong cách tầm thường, không quan tâm đến trải nghiệm điện ảnh, chỉ hứa hẹn “hạ hồi phân giải”, đợi khán giả xem phần sau sẽ rõ, đôi khi làm phim chỉ để chiều lòng “fan cứng” - những người đã quen thuộc với truyện tranh siêu anh hùng.Marvel Studios cũng thường vẽ ra các kế hoạch làm phim rất vĩ mô, hoành tráng cho những năm sắp tới, nhưng thay vì hứa hẹn vẽ vời về tương lai, có lẽ họ nên tập trung cho hiện tại và trau chuốt chất lượng từng bộ phim thì hơn. Dĩ nhiên cũng có những nỗ lực làm mới phim siêu anh hùng bằng cách khai thác sâu câu chuyện của một vài siêu anh hùng riêng lẻ đã được công chúng biết đến. Nhưng không phải nỗ lực nào cũng thành công. Dù thế, không có nghĩa là phim siêu anh hùng không nên mạo hiểm. Việc thoát khỏi vùng an toàn rất quan trọng nếu Marvel muốn giữ chân khán giả và tạo bước đột phá mới cho vũ trụ siêu anh hùng của họ.
Mua điện mặt trời thừa phát lên lưới với giá 0 đồng để ngăn chặn... trục lợi?
Ngày hội “Tóc xanh - Vạt Áo" năm 2024 diễn ra tại Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn TP.HCM vào ngày 24.3. Chương trình được tổ chức trong thời điểm kỷ niệm 280 năm ngày Võ vương Nguyễn Phúc Khoát định chế áo dài (1744 - 2024), tiền thân của chiếc áo dài hiện đại.
Điều thứ hai nữa là bầu trời trên đỉnh đèo: trong vắt như thủy tinh, xanh thẳm như đại dương, và mênh mông đến vô hạn. Trong cái vô hạn, khoáng đạt và tự do đó, vẻ đẹp của những đóa hồng dường như "thần thánh" một cách hồn nhiên mà không cần tới một lời cầu nguyện nào, một tín ngưỡng nào, hay một giáo lý nào để chứng tỏ sự thần thánh ấy. "Thần thánh" trong trạng thái không biết mình "thần thánh".
Xót xa 2 trẻ mồ côi, chăm bà ngoại tai biến
Theo quy định của Thông tư 29 về dạy thêm học thêm, Bộ GD-ĐT quy định giáo viên không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền đối với học sinh chính khóa của mình. Đây là quy định đang khiến phụ huynh học sinh băn khoăn còn giáo viên thì lo lắng nếu trong lớp dạy thêm của mình có học sinh chính khóa thì phải làm sao?Trước thắc mắc này của giáo viên, ông Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, hướng dẫn theo quy định của Bộ GD-ĐT, giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lý, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.Khi giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường thì phải dạy ở nơi có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật.Giáo viên đang dạy học tại các trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với hiệu trưởng hoặc giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.Trong đó, ông Hồ Tấn Minh có nêu hướng dẫn, khi lớp dạy thêm tại cơ sở dạy thêm có học sinh của mình thì giáo viên có thể đề nghị cơ sở dạy thêm sắp xếp lại lớp học để tránh việc dạy chính học sinh của mình. Hoặc đề nghị cơ sở dạy thêm không thu tiền dạy thêm môn học này với học sinh nói trên.Ông Hồ Tấn Minh cũng nhấn mạnh quan điểm của TP.HCM là kiên quyết thực hiện đúng theo thông tư về dạy thêm của Bộ GD-ĐT, không có chuyện du di, thông cảm. Đây là một quy định có lợi cho học sinh, góp phần chấm dứt tình trạng o ép học sinh đi học thêm.Theo đó, UBND TP.HCM đã giao chủ tịch UBND TP.Thủ Đức và các quận, huyện chịu trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn. Chính quyền các địa phương chỉ đạo phòng GD-ĐT hướng dẫn, tổ chức hoặc phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra hoạt động dạy thêm, học thêm trên địa bàn quản lý; Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm. Đồng thời chỉ đạo UBND cấp xã thực hiện giám sát, kiểm tra việc tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ của các tổ chức, cá nhân dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường trên địa bàn.